Tap chi giai nhan

Chuyên mục :tang-chieu-cao

Tạp chí giai nhân - Chuyên trang tin tức phụ nữ gia đình, sức khỏe và đời sống, thời trang, làm đẹp. Chuyên mục tang-chieu-cao hiển thị tất cả những bài viết liên quan và cập nhật liên tục những bài viết hữu ích nhất tới những độc giả của Tapchigiainhan.net

Bạn có biết chiều cao người Việt lọt top 5 từ dưới lên.

Với chiều cao trung binh 1,621m ở nam giới và 1,522m ở nữ giới đã đưa Việt Nam lọt top 5 quốc gia có chiều cao khiêm tốn nhất trên thế giới.

Chiều cao luôn là một thước đo để đánh giá sự phát triển cơ thể con người, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ dinh dưỡng, di truyền hay thể dục thể thao mà chiều cao của mỗi con người không ai giống ai.

Mới đây, trang thông tin Telegraph cùng website Averageheight đã thống kê chiều cao trung bình của con người trên 98 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều châu lục khác nhau với nhiều người được thử nghiệm khác nhau.

Tất nhiên, con số này chỉ ở mức tương đối do tính chiều cao trung bình tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thế nhưng, không mấy bất ngờ khi mà Hà Lan là quốc gia có chiều cao trung bình cao nhất thế giới.


Xem thêm…

Cách ăn uống và tập luyện giúp tăng chiều cao cho độ tuổi 20-22

Nhờ vào việc tập luyện và ăn uống đầy đủ, những người trong độ tuổi từ 20 đến 22 vẫn có thể cải thiện chiều cao.

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao là gen di truyền và hoàn cảnh sống (chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao). Nghĩa là bạn phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng và tích cực rèn luyện thể dục thể thao để tiềm năng chiều cao được phát huy đầy đủ.

Nhiều người cho rằng, bước qua độ tuổi 20 là cơ thể đã ngưng việc phát triển chiều cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng, những bạn trẻ từ 20 đến 22 tuổi vẫn có thể cải thiện chiều cao nhờ vào việc tập luyện và ăn uống đầy đủ.

Chế độ ăn uống hợp lý


Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng. Ba giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của cơ thể bạn là giai đoạn bào thai (nhất là 6 tháng cuối của thai kỳ, lúc còn trong bụng mẹ), giai đoạn đầu cuộc đời (5 năm đầu tiên) và đặc biệt là giai đoạn khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Ăn gì để giúp tăng chiều cao tối đa?

Trong giai đoạn cơ thể đang lớn, bạn muốn phát triển chiều cao tốt, không nên ăn uống kiêng cữ. Chế độ ăn phong phú, ăn được nhiều thứ để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bạn cần ăn đủ lượng protein và canxi để kích thích sự phát triển của xương. Hai chất này sẽ giúp xương và tế bào sụn tiếp tục tăng trưởng và sinh sôi nảy nở.


Xem thêm…

Tại sao bạn cần cao lớn hơn? Cao hơn có lợi thế gì?

Có ai đã từng đọc qua cuốn sách "Kinh tế học Description & Sex" của Steve E. Landsburg (xuất bản 2011) thì sẽ biết được một câu này: "Xinh đẹp là tốt, nhưng cao ráo còn tốt hơn nữa". Tác giả của cuốn sách đã cho rằng, chiều cao tỷ lệ thuận với thành công của con người cho nên việc tăng chiều cao là điều cần thiết.

Theo lời nhận định của tác giả, nếu như bạn có chiều cao 1,8m thì bạn sẽ có cơ hội kiếm nhiều hơn 6.000 đô la mỗi năm so với những nhưng người có chiều cao chỉ tới 1,6m trong khi cả 2 đều có cùng năng lực và đang làm việc ở cùng 1 công ty.

Có thể nói mỗi một inch tăng chiều cao sẽ mang lại thêm khoảng 1.000 đô la tiền lương mỗi năm, sau khi đã loại bỏ các biến số về trình độ học vấn và kinh nghiệm. Điều dẫn chứng này có thể cho thấy rằng chiều cao của mỗi người có thể trở thành một trong những nhân tố quan trọng chẳng kém sắc tộc hay giới tính với tư cách là một biến số chi phối mức lương. Cho nên, có thể nói việc tăng chiều cao là lợi thể tốt nhất ảnh hưởng đến công việc của nữ giới nhiều không kém gì nam giới. Những người có thân hình cao ráo hơn về cơ bản mức thu nhập cao hơn nhiều so với người thấp hơn.


Người cao có lợi thế hơn người thấp

Chiều cao của mỗi người không chỉ tác động đến công việc mà còn tác động đến thu nhập, lương thưởng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo nữa.

Ví dụ dẫn chứng cho thấy trong số 43 tổng thống Mỹ, chỉ có 5 người có chiều cao nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình và gần đây nhất là Jimmy Carter, chỉ thấp hơn tí tẹo so với mức trung bình. Còn lại đa số các tổng thống Mỹ đều cao hơn mức tầm vóc trung bình ở thời mình sống khoảng vài inch. Trong số đó có 5 người cao nhất là: Abraham Lincoln, Lyndon Johnson, Bill Clinton, Thomas Jeffrson và Franklin Roosevelt. Những tổng thống này có khả năng dự báo chiến thắng trong các cuộc tranh cử và có lẽ cả thiên hướng cải tổ Hiến pháp nữa...




Lợi thế của người cao nhiều hơn người thấp

Theo như thống kê nhiều năm trong nhiều đối tượng thường thì những người cao ráo sẽ thông minh hơn so với những người bình thường cho nên có thể nói những nhà tuyển dụng thường thích những người cao ráo hơn, nên việc người có chiều cao tối ưu thường dễ tìm được việc và thành công nhanh hơn. Nhưng cũng không thể không kể đến những người có vóc dáng nhỏ bé hoặc thấp lùn nhưng họ vẫn khiến thiên hạ phải nghiêng mình kính nể như: K. Mác, V. I. Lênin, Na-pô-lê-ông, Đặng Tiểu Bình, v.v... tuy nhiên, việc tăng chiều cao cũng không có gì là không thể hãy nếu bạn có tầm vóc thấp khi đang còn trẻ thì nên chịu khó tập luyện thể thao và ăn uống khoa học, hợp lý để cải thiện chiều cao của mình. Điều đó có lẽ cũng hữu ích và thiết thực trong bối cảnh người ta đang quan tâm nhiều hơn đến chiều cao, hình thể như hiện nay.
Nguồn: Khám phá
Xem thêm…

Top 5 nguyên nhân chính dẫn đến bé chậm phát triển chiều cao

Bé nhà bạn không tăng chiều cao như những bé có cùng độ tuổi khác, điều đó làm bạn lo lắng tìm mọi cách khắc phục tình trạng này. Dưới đây là 5 nguyên nhân bé chậm phát triển chiều cao mà mẹ cần phải nắm thật rõ để có giải pháp cho bé yêu nhà mình cao lớn.

1. Bé chậm phát triển chiều cao do yếu tố di truyền

Gen di truyền là yếu tố hàng đầu quyết định chiều cao của trẻ. Yếu tố này phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Khi bé 1 tuổi thì trung bình cao 75-76cm. Khi 2 tuổi, chiều cao trung bình của bé sẽ là 86cm. Và theo ước tính chiều cao khi bé 2 tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trung bình khi bé lớn. Nếu dưới tiêu chuẩn, tức là bé đã bị chậm phát triển chiều cao. Chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng ảnh hưởng đến hệ xương của bé, những trẻ hoạt động thể thao thường xuyên cũng có chiều cao “nhỉnh” hơn hẳn so với những bé ít vận động.

2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng

Xem thêm…

Tại sao trẻ thấp còi? Cách cải thiện chiều cao, cân nặng cho trẻ theo đúng chuẩn lứa tuổi

Bé thấp còi là phản ảnh về chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố khác như: Trẻ hay bị ốm, gen di truyền, chế độ rèn luyện thể chất.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé thấp còi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quá trình phát triển của trẻ có 3 giai đoạn “vàng” để tăng tốc chiều cao. Trong đó, giai đoạn dậy thì là vô cùng quan trọng, quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chưa nắm bắt tốt giai đoạn này, nên vô tình khiến trẻ thiếu dinh dưỡng gây nên tình trạng trẻ thấp còi.




Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng bé thấp còi:

- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố hoặc mẹ thấp thì con sinh ra có nguy cơ thấp còi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, yếu tố gen di truyền chiếm 23% phát triển chiều cao ở trẻ. Tất nhiên, yếu tố này không phải yếu tố quyết định thấp còi ở trẻ.

- Yếu tố dậy thì và hormon: Chiều cao của các bé sẽ tăng từ khi hình thành đến giai đoạn tuổi dậy thì. Khi dậy thì, các đĩa tăng trưởng Epiphysis bắt đầu được hình thành và củng cố nên tăng trưởng dừng lại. Vì vậy, đây là giai đoạn “vàng” để tăng tốc chiều cao tối đa cho bé.

- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc không cân đối, bé ăn quá nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại thiếu chất đạm. Đặc biệt là trẻ bị thiếu canxi cùng vitamin, các khoáng chất ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ và khẩu phần ăn bổ sung không hợp lý (ăn dặm sớm, khẩu phần ăn đơn điệu, không đủ 4 nhóm thực phẩm).

- Yếu tố bệnh tật: Trẻ hay bị ốm hay hặp các vấn đề tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, táo bón…), các bệnh về đường hô hấp (viên amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…). Cùng với việc uống thuốc kháng sinh kéo dài khiến cho trẻ biếng ăn, những dưỡng chất không được hấp thụ tốt là một trong những nguyên nhân khiến bé thấp còi.

- Yếu tố môi trường và xã hội: Môi trường và xã hội là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng chiều cao của bé. Nếu bé sống trong một gia đình êm ấm, sung túc thì bé sẽ phát triển tối đa chiều cao của mình. Ngược lại, nếu bé sống trong gia đình có đông anh em, khó khăn về kinh tế thì đa phần các bé sẽ thấp còi hơn các bạn cùng trang lứa.

- Chế độ tập luyện thể thao: Những trẻ lười vận động, không chơi thể thao thường xuyên sẽ có chiều cao hạn chế hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

- Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như: Trẻ sinh non, khi mang thai người mẹ thiếu các chất dinh dưỡng và mắc các bệnh trong thời kì mang thai…

2. Phòng ngừa tình trạng bé thấp còi











- Tận dụng “thời cơ vàng” để tăng chiều cao tối đa ở trẻ, tránh tình trạng trẻ thấp còi so với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt, ở giai đoạn mang thai các bà mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể, khám thai theo định kì, theo dõi cân năng và làm đầy đủ theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

- Giai đoạn dậy thì ở trẻ, bố mẹ nên đầu tư chế độ ăn hợp lý cho con, khuyến khích con chơi những  môn thể thao tốt cho tăng chiều cao, rèn luyện thể chất: Cầu lông, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp…

- Cho trẻ ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Bởi vì, nếu trẻ chơi khuya, ngủ quá muộn hay ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormon tiết ra rất ít vì vậy trẻ thường chậm lớn và dễ bị thấp còi.

- Bố mẹ nên khuyến khích bé hoạt động ngoài trời với các môn thể thao vận động một cách đều đặn và thường xuyên. Ánh sáng mặt trời là sự tổng hợp vitamin D trong cơ thể tốt nhất, nâng cao khả năng hấp thụ canxi và thúc đẩy sự phát triển hệ xương vững chắc.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, đa dạng bữa ăn để không gây nhàm chán cho trẻ. Bên cạnh đó, hạn chế những đồ ăn nhanh, chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.

Hiện nay, với điều kiện tiếp xúc với các kênh thông tin, hay tư vấn của bác sĩ, rất nhiều bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của Canxi nano, colagen thủy phân và khoáng chất đối với sự phát triển chiều cao và thể chất. Bổ sung canxi là một trong những yếu tố hàng đầu giúp trẻ tăng chiều cao. Bên cạnh chế độ ăn hàng ngày hợp lý đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, các bà mẹ có thể tìm mua những thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung canxi, canxinano, colagen thủy phân giúp cho trẻ tăng trưởng chiều cao cân nặng theo đúng chuẩn lứa tuổi!
Nguồn: kanguru.vn
Xem thêm…

Cách tính chiều cao cho bé dựa vào tuổi xương và chiều cao của bố mẹ

Dù là trẻ sơ sinh hay đã lớn, vẫn luôn có cách để bố mẹ biết được (tương đối) chiều cao của con mình trong tương lai. Những cách dự đoán chiều cao của bé thường dựa vào tuổi xương và chiều cao của cha mẹ để tính ra. Dưới đây là một số cách có thể tham khảo.

Trẻ sơ sinh

Chiều cao của con trai = chiều cao khi sinh (mm) )/0.2949
Chiều cao củacon gái = chiều cao khi sinh (mm) )/0.3109

Xem thêm…

Cách tăng chiều cao theo đúng chuẩn lứa tuổi

Với những gợi ý về cách tăng chiều cao nhanh theo từng độ tuổi mà bài viết sẽ chia sẻ cho bạn biết ở dưới đây, sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao của mình một cách hiệu quả, an toàn và sớm sở hữu chiều cao như mong muốn.

1. Cách tăng chiều cao cho trẻ em

Bí quyết giúp tăng chiều cao cho trẻ là nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Xem thêm…

Muốn tăng chiều cao cho con hãy tránh xa 5 thực phẩm sau.

Yếu tố dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Một chế độ ăn uống đủ chất và tập luyện đều độ sẽ giúp bạn có được chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng giúp bạn phát triển chiều cao. Những thực phẩm dưới đây chính là thủ phạm kìm hãm sự phát triển chiều cao.


1. Thực phẩm có chứa quá nhiều muối

Muối có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều muối cơ thể sẽ càng bài tiết ra nhiều canxi. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, cơ thể rất nhạy cảm với muối nên mức độ bài tiết còn nhiều hơn người lớn. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ăn một lượng muối vừa đủ, không nên ăn quá mặn.






2. Nước ngọt có ga

Trong nước ngọt có chứa nhiều đường hoá học và các chất tạo ga, nếu uống nhiều nước ngọt sẽ khiến xương bạn bị giòn, không còn cứng cáp và không phát triển được nữa. Đặc biệt, đối với những bé đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, nếu uống quá nhiều nước có ga sẽ phá hủy nguồn canxi trong cơ thể khiến xương không phát triển được.

Không những thế, uống nhiều nước ngọt có ga còn làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch, sâu răng... Thay vì uống nước ngọt có ga, bạn nên uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây sẽ giúp bạn phát triển chiều cao và cơ thể vẫn khoẻ mạnh.






3. Bánh ngọt

Bánh ngọt chính là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Việc ăn quá nhiều bánh, kẹo ngọt không những khiến chiều cao của bạn bị ngưng phát triển mà thậm chí còn có dấu hiệu lùn đi. Vì trong bánh ngọt có chứa nhiều đường, nếu ăn nhiều bánh ngọt sẽ kích thích quá trình chuyển hoá mỡ trong cơ thể đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi cùng các vitamin khác khiến bạn không thể phát triển chiều cao.

Bạn cũng có thể ăn bánh ngọt, nhưng chỉ ăn với một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều bánh ngọt.

Xem thêm…

Bài tập tăng chiều cao, dáng chuẩn cho nữ

Xã hội hiện đại làm cho con người có tâm lý ngại vận động, cộng sự cám dỗ của những loại thức ăn kém lành mạnh, khiến cho bạn sức khỏe của bạn thêm tồi tệ và khó đạt được số đo 3 vòng như mong muốn.
Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì tập luyện 5 bài tập tăng chiều cao dưới đây, sẽ giúp chị em phụ nữ có thể kích thích chiều cao phát triển nhanh chóng và đem lại sức khỏe lành mạnh.

1. Bài tập ở tư thế cóc ngồi xổm nhảy:

Bài tập tăng chiều cao ở tư thế cóc ngồi xổm nhảy, sẽ giúp kéo dài xương chân và xương tay, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và thúc đẩy tăng chiều cao hiệu quả.

Cách thực hiện:
Tư thế đứng thẳng, sau đo với hai bàn chân của bạn rộng hơn bằng vai và hai mũi chân hơi chĩa ra ngoài (A).
Tiếp đến cúi xuống ngồi xổm và đặt hai mũi bàn tay của bạn trên mặt đất giữa hai chân của bạn, giữ ngực và cằm hướng lên trên (B).
Nhấn bàn chân và nâng người đứng thẳng bật dậy trên không khí, hai cánh tay của bạn đánh vào không khí khi cơ thể nhảy lên (C). Khi tiếp đất đưa người ngay về vị trí ếch ngồi xổm. Lặp lại 12 lần cho mỗi lần tập.

Xem thêm…

10 cách tăng chiều cao cho người việt ở tuổi 13,14,15,16,17,18 và 20

Theo bản đồ này thì chiều cao trung bình của người dân Việt Nam nằm trong top 10 nước người dân thấp nhất thế giới, với vị trí thứ 4 (tính từ dưới lên) chiều cao trung bình của nam giới là 1,621m. Xếp vị trí người dân các nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới lần lượt là Indonesia, Bolivia và Phillippines.
Bản đồ thể hiện chiều cao trung bình người dân các nước
chiều cao giảm dần theo màu sắc từ đậm đến nhạt

Xem thêm…

Nguyên tắc giúp tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ

Làm gì để cải thiện chiều cao cho trẻ là một trong những vấn đề mà tất cả các bậc phụ huynh quan tâm. Và để giúp con đạt chiều cao vượt trội khi trưởng thành, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc vàng sau đây:

1. Chú trọng “giai đoạn phát triển vàng” của trẻ

Ngày nay, chiều cao chính là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định thành công trong suốt cuộc đời của mỗi người. Để có chiều cao vượt trội cho trẻ, cha mẹ cần chú trọng đến “giai đoạn phát triển vàng” của các em.

Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chiều cao ở mỗi người không đồng đều mà chia thành từng giai đoạn.


Thông thường, một trẻ sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm. Từ trên 1 tuổi trẻ tăng chậm hơn, chỉ 6 -7cm một năm, tương đương 0,5cm/tháng.

Tuổi dậy thì (bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi) được coi là “giai đoạn vàng” bởi trẻ có thể sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm.


Vì thế, các bậc phụ huynh cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì để thúc đẩy chiều cao cho con.

2. Vận động đúng cách

Nguyên tắc giúp tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ là nên vận động đều đặn và đúng cách. Vận động thường xuyên bằng các bài tập tăng chiều cao sẽ làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp tăng trọng khối xương khi trưởng thành.


Để giúp trẻ tăng chiều cao cha mẹ nên cho trẻ luyện tập từ 30-60 phút/ ngày, với cường độ vừa phải và tăng dần. Nếu thời gian ngắn hơn và chỉ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, maratong thì không có tác dụng. Nhưng nếu cường độ tập quá căng thẳng sẽ làm tổn thương dây chằng và hệ cơ, gây phản tác dụng.

Tập thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần có sự chọn lọc. Có thể cho trẻ luyện nhảy, đá chân (như nhảy cao, nhảy xa, đu xà, võ thuật) và các bài tập kéo giãn (như yoga, múa, uốn dẻo), sẽ tác động trực tiếp đến các mô sụn ở khớp xương, làm giãn các dây gân, kéo dài cột sống và săn chắc cơ bắp, giúp phát triển chiều cao hiệu quả cho trẻ.


3. Dinh dưỡng cân bằng, cần bổ sung Canxi, vitamin D và MK7

Bí quyết tăng chiều cao cho trẻ là cha mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, cần bổ sung Canxi, vitamin D và MK7 cho trẻ.


Nhiều người vẫn cho rằng gen di truyền là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao, cha mẹ thấp thì con sẽ chỉ có chiều cao trung bình. Thế nhưng, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người là: dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường (16%) và tâm lý xã hội (10%). Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết với chiều cao của cơ thể.

Để tăng chiều cao cho trẻ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng theo tháp dinh dưỡng, chú trọng nhóm protein (thịt cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ (đặc biệt các loại rau giàu kẽm và magie như đỗ, lạc, rau họ cải).


Bên cạnh đó, cần kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, các loại snack ăn vặt, nước ngọt, nước có gas, tuy là món khoái khẩu của trẻ nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp.

4. Có chế độ sinh hoạt điều độ

Nguyên tắc vàng giúp trẻ tăng chiều cao là cần có chế độ sinh hoạt hợp lý. Thuốc lá, đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ hút thuốc thụ động do cha mẹ, người thân, hay tập tành uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như trà, cà phê,… khi hệ thần kinh và hệ xương còn non nớt, sẽ khiến trí não chậm phát triển, xương bị vôi hóa sớm, hạn chế sự phát triển chiều cao.

Cần cho trẻ ngủ đúng giờ giấc. 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hormon tăng trưởng giúp tăng thêm chiều cao.


Cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng 1 khung giờ hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút có thể uống sữa hoặc bổ sung vi chất để đạt hiệu quả tối ưu. Không để đèn sáng trong phòng ngủ của trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ức chế hormone tăng trưởng.

5. Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ

Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Jönköping và Khoa Khoa học Sức khỏe tại Đại học Linköping của Thụy Điển cho thấy: sự gia tăng căng thẳng (stress) kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ của hormone tuyến giáp gây suy giảm quá trình phát triển của chiều cao và hệ thần kinh.


Do vậy, nguyên tắc giúp tăng chiều cao cho trẻ là nên tạo ra một không gian sống thoải mái và tinh thần luôn vui tươi cũng là một cách hữu ích để con bạn đạt được chiều cao tối ưu.

Như vậy, để trẻ có thể phát triển chiều cao tối đa và phát triển toàn diện về mọi mặt, cha mẹ cần nắm vững các giai đoạn phát triển, phương pháp tập luyện phù hợp, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng phù hợp.

Theo tapchidanba
Xem thêm…

Con thấp bé, lỗi ở cha mẹ?

Thời mà chiều cao đã trở thành ưu thế cạnh tranh nổi bật, ở cả trường học lẫn cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, con bạn vẫn bị xếp vào hàng thấp bé. Lỗi này là hoàn toàn do cha mẹ?
Lầm tưởng lùn do di truyền?
“Bố mẹ có cao đâu mà con chẳng lùn” là suy nghĩ của khá nhiều bậc phụ huynh về chiều cao khiêm tốn của con mình. Thay vì tìm hướng cải thiện, nhiều người tặc lưỡi đổ cho di truyền, do “gen lùn”. Thế nhưng, hẳn không ít người làm cha mẹ sẽ bất ngờ khi biết rằng theo những nghiên cứu khoa học, di truyền chỉ đóng vai trò quyết định 23% chiều cao của trẻ, phần còn lại là rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống (25%)... Đặc biệt, dinh dưỡng chiếm 31 - 32%. Điều này cho thấy bố mẹ lùn con vẫn có thể cao và việc cải thiện cho nòi giống trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào việc chăm lo thước tấc cho con ngay từ hôm nay.


Di truyền chỉ đóng vai trò quyết định 23% chiều cao của trẻ.
Cha mẹ chưa nắm rõ chuẩn về chiều cao của trẻ
Dù đã có sự quan tâm nhất định đến chiều cao của trẻ, tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng trang bị cho mình kiến thức khoa học cũng như chưa nhận thức rõ về chuẩn chiều cao của trẻ theo từng độ tuổi. Vì thế, cần tập trung vào giai đoạn nào để con có chiều cao tối ưu luôn là câu hỏi lớn. Theo một khảo sát mới đây cho thấy, chỉ 21% ý kiến cho biết trẻ đạt chiều cao đúng chuẩn theo độ tuổi, 25% số phụ huynh cho rằng con mình chưa đạt chuẩn chiều cao, còn lại đến 54% không nắm rõ về vấn đề này.

Cha mẹ cần nhận thức rõ về chuẩn chiều cao của trẻ theo từng độ tuổi.
Chế độ ăn thừa chất nhưng chưa hợp lý
Nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng chiếm đến 32% trong các yếu tố quyết định chiều cao. Với sự phát triển của xã hội, kinh tế ngày một khá hơn, mỗi gia đình đều có điều kiện chăm lo cho bữa ăn của con mình nhiều hơn. Tuy nhiên, chế đồ ăn quá nhiều dưỡng chất có thực sự là chế độ ăn hợp lý? Việc lạm dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh, nước ngọt… lại trở thành một trong những nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đồng thời gây cản trở trực tiếp đến việc phát triển chiều cao. Cùng với đó, thói quen ăn uống thừa đạm, thiếu canxi, ít ăn thủy sản và ăn quá mặn cũng được xác định là nguyên nhân của sự thiếu hụt chiều cao.

Theo nhipsongphunu.com
Xem thêm…

Ăn gì để có chiều cao hoàn hảo?

Ngoài yếu tố di truyền thì chiều cao còn phụ thuộc vào một chế độ ăn uống đúng cách và hợp lý. Vậy ăn gì để giúp trẻ có chiều cao hoàn hảo?
Con mình sẽ trở thành một chàng trai cao lớn hay một cô gái với đôi chân dài duyên dáng là mong ước của nhiều bậc cha mẹ. Ngoài yếu tố di truyền thì chiều cao còn phụ thuộc vào một chế độ ăn uống đúng cách và hợp lý. Vậy ăn gì để giúp trẻ có chiều cao hoàn hảo?
Sữa

Sữa là thực phẩm giàu canxi. Theo tính toán, trong một cốc sữa bò có tới 300mg canxi. Vì thế, cho trẻ uống sữa mỗi ngày sẽ giúp phát triển chiều cao. Đồng thời, sữa giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn và tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Sữa và các chế phẩm từ sữa đều giúp cải thiện chiều cao.
Sữa chua

Sữa chua là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, ngoài ra nó còn chứa lượng canxi rất dồi dào, đây là những thành phần cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ không thích ăn sữa chua, có thể thay thế bằng phô-mai, bơ hoặc các chế phẩm khác từ sữa chua.
Trứng

Trứng rất giàu nguồn protein và axit amin. Lòng trắng trứng rất tốt cho sự phát triển tổng thể của cơ thể, nó giúp tổng hợp các vitamin trong tế bào vì vậy sẽ giúp phát triển chiều cao. Trứng là món ăn được rất nhiều trẻ ưa thích và có thể chế biến được thành nhiều món như trứng luộc, rán hay trứng ốp la…
Thịt gà

Thịt gà chứa nhiều protein, giúp tăng trưởng chiều cao và cơ bắp. Gà nướng, gà rán là những món ăn yêu thích của trẻ nhỏ. Mỗi ngày trẻ chỉ cần ăn 100g sẽ giúp cải thiện chiều cao đáng kể.
Hải sản

Các loại hải sản cũng chứa một lượng canxi không nhỏ. Ngoài ra nó cũng chứa các chất khác hỗ trợ hấp thụ canxi như: vitamin D, K, B1… Một số loại hải sản như: tôm, cua, cá hồi, sò, hàu… rất tốt để bổ sung canxi trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ còn nhỏ thì nên lưu ý khi chế biến để tránh nguy cơ bị dị ứng hoặc rối loạn tiêu hoá.
Đậu nành

Đậu nành là thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật, giúp cải thiện sự phát triển của xương và hệ cơ bắp. Mẹ có thể sáng tạo được khá nhiều món ngon từ đậu nành để giúp trẻ tiêu thụ loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này nhiều hơn.
Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin A, không chỉ tốt cho mắt mà còn thúc đẩy cơ chế tổng hợp protein, giúp tăng trưởng chiều cao. Có thể chế biến cà rốt thành thức ăn hoặc ép cà rốt tươi cho trẻ uống.
Trái cây

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin A như đào, xoài rất tốt cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Ngoài ra, các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thu canxi một cách tối ưu nhất. Ăn các loại trái cây có múi mỗi ngày giúp hệ xương phát triển, thúc đẩy tăng chiều cao một cách tự nhiên, đồng thời tốt cho da và hệ tiêu hoá, ngăn ngừa các bệnh ung thư. Hãy tập cho trẻ ăn trái cây tươi ngay khi còn nhỏ sẽ giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để khẩu phần ăn của bé phong phú hơn. Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động thể chất, giúp cung cấp máu đầy đủ các mô xương, xương tế bào chuyển hóa mạnh mẽ, liên tục phát triển xương mới, góp phần vào sự tăng trưởng chiều cao của bé.

Theo Zing
Xem thêm…

Thực Phẩm Giúp Bé Phát Triển Chiều Cao Tối Ưu

Việc phát triển thể chất cho trẻ là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm, đặc biệt là việc phát triển chiều cao. Vì thế, dưới đây Tapchigiainhan.net sẽ giới thiệu 3 loại thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao tốt đa. Hãy cùng tìm hiểu nhé.


1.Trứng.

Trứng là thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn phát triển chiều cao cho bé. Lượng protein khá cao trong trứng gà là một hoạt chất giúp thúc đẩy các quá trình phát triển của cơ thể, từ đó chiều cao sẽ tăng nhanh chóng. Vì vậy đừng quyên cho trứng vào thực đơn mỗi ngày của bé nhé.

2.Trái cây, rau xanh.

Nhiều ông bố, bà mẹ cứ nghĩ răng cho bé ăn nhiều thịt, cá là cách tăng chiều cao nhanh cho bé. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Điều đó chỉ làm cho bé chậm phát triển thêm thôi. Thay vì cho bé ăn quá nhiều các món thịt cá thì hãy thêm vào thực đơn các loại rau xanh, trái cây. Bởi trái cây và rau xanh rất giàu các loại vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất rất tốt cho cơ thể của bé, giúp bé phát triển chiều cao nhanh chóng.

3.Thịt gà.

Thịt gà là món ăn không những rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp bé phát triển chiều cao triệt để. Thịt gà chứa nhiều protein, các chất dinh dưỡng cần thiết giúp nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể hiệu quả. Từ đó chiều cao của bé phát triển trông thấy.

Trên đây là 3 loại thực phẩm giúp phát triển chiều cao tốt da cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cho trẻ các sản phẩm thuốc tăng chiều cao chính hãng tại Nutrivita Việt nam để giúp quá trình phát triển chiều cao thêm nhanh và hiệu quả hơn nhé. Chúc các bạn thành công!


Xem thêm…