Tap chi giai nhan

Chuyên mục :me-va-be

Tạp chí giai nhân - Chuyên trang tin tức phụ nữ gia đình, sức khỏe và đời sống, thời trang, làm đẹp. Chuyên mục me-va-be hiển thị tất cả những bài viết liên quan và cập nhật liên tục những bài viết hữu ích nhất tới những độc giả của Tapchigiainhan.net

Những lưu ý để bảo vệ thai nhi mùa nắng nóng

Nhiệt độ cao có thể dẫn đến tử cung co bóp nhiều hơn, dễ dẫn đến sinh non. Vì thế các bà bầu mang thai mùa hè cần đặc biệt chú ý.

Trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể quá cao có thể gây mất nước trầm trọng, khiến lượng máu lưu thông đến tử cung giảm mạnh và kích thích tuyến yên tiết hoóc-môn gây ra co bóp tử cung, dễ dẫn đến sinh non. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là thai nhi trong bụng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn mùa nắng nóng, bà bầu nhất định phải ghi nhớ những lưu ý sau đây:

1. Tránh mất nước

Khi mang thai, thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn bình thường và lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn. Khi bị mất nước (do chậm bổ sung nước, mồ hôi ra nhiều,...) sẽ khiến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, huyết áp tụt, kiệt sức,... xảy ra, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, mẹ bầu phải nhớ uống nước thường xuyên, tránh ở quá lâu trong môi trường nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều và làm nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước, gây nguy hại đến thai nhi. (Ảnh minh họa)

2. Phòng cảm nắng

Cảm nắng gây ra những hậu quả khôn lường cho cả mẹ và thai nhi, nhẹ thì đau đầu, hoa mắt, nặng có thể dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ, sảy thai. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không đi quá lâu dưới trời nắng nóng, nhất là khi nhiệt độ đang lên cao như vào lúc giữa trưa. Quan trọng hơn, cần phải tránh nắng thật cẩn thận bằng cách đội mũ rộng vành, mặc áo và bôi kem chống nắng, đi giày kín chân, quần áo rộng rãi thấm hút mồ hôi tốt. 

Nếu phải đi đường xa, nên mang theo nước uống và dừng lại nghỉ ngơi trong bóng mát bất cứ khi nào thấy mệt rồi mới đi tiếp. Quan trọng hơn, khi ở ngoài nắng về tuyệt đối không vào phòng lạnh ngay để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ dẫn đến bị cảm hay đột quỵ. Mẹ cũng không nên uống ngay nước quá lạnh, nước dừa mà nên uống nước lọc ở nhiệt độ vừa phải.

3. "Bảo vệ" huyết áp

Khi nhiệt độ môi trường quá cao, nhất là dưới nắng nóng sẽ khiến cơ thể bà bầu rệu rã, mệt mỏi, toát mồ hôi, mất nước và choáng váng vì tụt huyết áp. Ngay lúc nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ cần ngay lập tức tìm nơi thoáng mát để nghỉ ngơi, có thể uống nước chè pha đường hoặc trà gừng để tăng huyết áp và nghỉ ngơi cho đến khi lấy lại sức. Tuyệt đối không cố gắng đi tiếp kẻo có thể ngất xỉu và gây nguy hiểm đến thai nhi.

4. Tránh sốc nhiệt

Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến lỗ chân lông giãn nở thất thường, ảnh hưởng đến sự thoát nhiệt của cơ thể và khiến bà bầu dễ nhiễm cảm, có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ. Vì thế, tuyệt đối không ngay lập tức bước từ phòng mát ra ngoài trời, hoặc ngược lại. Nhất là khi đi ngoài đường nắng nóng về, mẹ không nên vào phòng điều hòa ngay mà nên lau khô mồ hôi, nghỉ ngơi dưới quạt gió cho cơ thể ổn định. Ngoài ra, nhiệt độ phòng cũng không nên để chênh lệch quá nhiều để giảm thiểu trạng thái sốc nhiệt, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.
Hạn chế sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. (Ảnh minh họa)
5. Hạn chế uống nước lạnh

Trời nắng nóng nên nước lạnh, kem, chè, trái cây ướp lạnh,... là món ưa thích của mọi người. Tuy nhiên, bà bầu không nên dùng đồ lạnh quá nhiều vì rất dễ bị viêm họng. Với người bình thường thì không đáng lo ngại lắm, nhưng bà bầu sức đề kháng rất kém, từ viêm họng có thể gây ra cảm cúm, ho,... và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

6. Lưu ý những dấu hiệu bất thường

Nhiệt độ cao gây mất nước và giảm lượng máu truyền đến tử cung, từ đó kích thích tuyến yên tiết hormone gây co bóp tử cung. Vì thế, nếu thấy mệt mỏi quá sức, buồn nôn, đau bụng/xuất hiện cơn gò tử cung, ra máu,... thì mẹ cần lập tức tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, phòng trường hợp sinh sớm/sảy thai không mong muốn.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho thai nhi suốt mùa nắng nóng, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
- Hạn chế ra ngoài khi trời nắng, nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy bảo vệ bằng mũ, áo, kính và mặc quần dài; nhớ mang theo nước để bổ sung kịp thời khi khát, tránh mất nước.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu co giãn thấm mồ hôi tốt.
- Bổ sung các thực phẩm giải nhiệt cho bà bầu. Không ăn nhiều thức ăn mang tính nóng như nhãn, vải, đồ ngọt, nước mía,... Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các hoạt động mạnh gây mất nhiều sức lực, mồ hôi. Không tắm ngay khi cơ thể còn mệt mỏi, chưa khô mồ hôi.
Trên đây là những lưu ý giúp bà bầu bảo vệ an toàn cho thai nhi mùa nắng nóng, mẹ nhớ lưu ý nhé! Chúc các mẹ bầu vượt qua một mùa hè thật khỏe mạnh!
Theo Nguyệt Nga/ emdep
Xem thêm…

6 mẹo nhỏ giúp nuôi con thông minh từ thuở sơ sinh

Để bé yêu thông minh, lanh lợi từ nhỏ, bố mẹ đừng quên những hoạt động rất bổ ích này cho con.

Nuôi con thông minh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bố mẹ chú ý tăng cường những hoạt động sau vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ:

Giao tiếp bằng mắt với bé

Trẻ sơ sinh chưa thể trò chuyện được nhưng bố mẹ đừng quên tận dụng những giây phút ở bên con, nhìn thẳng vào mắt con một cách âu yếm. Trẻ sơ sinh học cách nhận biết các khuôn mặt từ rất sớm và khuôn mặt của bố mẹ là quan trọng nhất. Mỗi lần trẻ nhìn vào bố mẹ, đó là một lần trẻ xây dựng trí nhớ trong não bộ.

Cho con chơi trước gương

Cho con chơi với gương từ nhỏ mang lại những lợi ích bất ngờ. Bố mẹ hãy bế trẻ đến gần gương để con nhìn thấy chính mình trong gương. Đầu tiên, có thể trẻ sẽ tưởng đó là một em bé dễ thương nào khác nhưng trẻ sẽ thích thú khi phát hiện ra “em bé” này vẫy tay và cười lại với bé khi bé vẫy tay và cười vào gương. Điều này giúp cho tư duy não bộ của bé được kích thích và phát triển.

Trẻ sơ sinh chưa thể trò chuyện được nhưng bố mẹ đừng quên tận dụng những giây phút ở bên con, nhìn thẳng vào mắt con một cách âu yếm. (Ảnh minh họa)

Kể và thông báo cho bé nghe về những hoạt động sắp làm

Mỗi khi chuẩn bị làm hành động gì đó khi ở bên bé, mẹ hãy thông báo cho bé trước. Chẳng hạn như trước khi tắt công tắc đèn, mẹ hãy nói: "Nào, bây giờ mẹ tắt đèn nhé.", sau đó đèn vụt tắt, bé sẽ học được cách nhận thức về nguyên nhân và kết quả.

Đưa bé đi dạo

Bố mẹ có thể đưa con ra ngoài trời, hít thở không khí trong lành và kể cho con nghe về những sự vật trước mắt con, gợi chuyện để bé lắng nghe, chẳng hạn như "Con có nghe thấy tiếng gì không?", "Ôi, cái cây kia nở hoa đẹp quá!" để bé vừa có cơ hội tiếp xúc với không khí trong lành, vừa phát triển khả năng ngôn ngữ.

Làm mặt hề

Hãy sử dụng chính khuôn mặt của bố mẹ để tạo ra những biểu cảm hài hước, ngộ nghĩnh cùng những âm thanh khác lạ, giúp bé cười vui, vừa thư giãn, sảng khoái, lại kích thích não bộ phát triển.

Cho bé tiếp xúc với âm nhạc

Bố mẹ có thể hát cho bé nghe những bài hát ru, bài đồng dao,... hoặc cho bé nghe những bản nhạc vui tươi, hợp lứa tuổi. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn, đặc biệt là tăng cường khả năng học toán.
Theo Eva
Xem thêm…

10 mẹo nhỏ dỗ bé ngủ ngon trong tích tắc

Tránh nhìn thẳng vào mắt bé, cho bé đi tắm trước khi đi ngủ,... sẽ giúp bé yêu mau chóng ngủ ngoan như chú cún con.

1. Tránh nhìn thẳng vào mắt

Giao tiếp bằng mắt là một trong những cách kích thích trẻ nhỏ hiệu quả nhất. Bởi vậy, khi ru ngủ trẻ nhỏ, sự kích thích này nên được hạn chế bằng cách tránh nhìn thẳng vào mắt bé.

2. Tắm trước khi ngủ

Nước ấm cùng với khăn tắm mềm mai có thể mang lại cảm giác thư giãn cho bất kì ai. Từ bỏ các loại đồ chơi, hành động nhẹ nhàng và nói nhỏ nhẹ sẽ cho con thời gian thoải mái nhất lúc tắm.

3. Ngủ cùng con

Dù bạn ủng hộ hay phản đối việc này thì nghiên cứu cũng khẳng định rằng các bé ngủ cùng với bố mẹ phát triển giàu lòng tự trọng hơn và ít sợ hãi hơn. Tuy nhiên, để an toàn, mẹ chỉ nên đặt nôi của con gần giường ngủ của mình thay vì ngủ cùng giường với bé.

4. Ăn đêm

Trẻ thường hay thức giấc lúc nửa đêm và quấy khóc đòi ăn. Đừng chờ đến lúc bé tỉnh dậy, mẹ hãy cho con ăn trước hoặc trong lúc ru ngủ để tránh giấc ngủ bị gián đoạn.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. (ảnh minh họa)

5. Giữ nôi thoáng mát

Loại bỏ thú nhồi bông và chăn gối trong nôi của bé là nguyên tắc cơ bản mà mẹ nên biết. Quá nhiều đồ trong chiếc nôi nhỏ bé sẽ gây nguy hiểm cho con khi tăng nguy cơ gây ngạt thở ở trẻ. Một chiếc nệm trải là đủ cho con, còn để giữ ấm thì túi ngủ sẽ được khuyến khích hơn là chăn mền.

6. Đặt tay lên bé

Khi đặt con vào nôi ngủ, mẹ nên vỗ nhẹ vào bụng, cánh tay, hoặc xoa đầu nhẹ nhàng để xoa dịu trẻ nhỏ. Chỉ bằng việc này, bé có thể cảm nhận mẹ ở bên và thấy yên tâm hơn khi ngủ.

7. Quy định giờ giấc

Thiết lập thời gian đi ngủ cho bé là điều cần thiết. Nhiều chuyên gia tin rằng khoảng thời gian từ 6h30 – 7h là thời gian hợp lý để cho con ngủ, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.

8. Tắt điện

Mẹ có thể dùng màn tối màu, màn chắn hoặc đèn ngủ khi ru con ban ngày và khi đánh thức con, mẹ chỉ cần kéo rèm để ánh sáng lọt vào. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để bé phân biệt giờ đi ngủ và thức dậy.

9. Massage

Đối với trẻ, 15 phút massage trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngủ sâu giấc hơn cả được ru ngủ bằng những câu chuyện.

10. Tạo hương thơm

Một số bé dễ ngủ hơn khi ngửi thấy mùi hoa oải hương gần nôi của chúng. Tinh dầu hoa oải hương và một số loại chiết xuất khác có tác dụng rất tốt trong việc giúp thư giãn và giảm căng thẳng. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng nước hoa khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi. Đối với trẻ sơ sinh hoặc có da nhạy cảm, mẹ nên tránh các mùi hương, kể cả mùi xà phòng khi giặt giũ để giảm sự khó chịu.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, chúc mẹ áp dụng thành công những mẹo này để cho con giấc ngủ ngon nhất.

Theo Eva
Xem thêm…

Tác dụng của việc để bé đi chân trần mỗi ngày


Mùa hè sang, thời tiết bắt đầu trở nên nóng nực, các mẹ chỉ muốn cởi tất cho bé ngay lập tức để chân bé được thoáng khí. Tuy nhiên, theo quan niệm của những người già, bất kẻ đông hay hè, nóng hay lạnh đều phải cho bé đi tất, như vậy mới bảo vệ được chân.

1. Để chân trần có rất nhiều lợi ích với bé

Khi thời tiết trở nên oi bức, ngay cả người lớn cũng khó chịu nếu đi giày suốt cả ngày, huống hồ là trẻ nhỏ? Gần như mỗi lần tháo giày của bé, mẹ đều thấy có một luồng hơi nóng phả vào mặt, mồ hôi ở chân cũng thấm hết vào tất. Điều này không tốt chút nào.


Để bé đi chân trần, tiếp xúc với ánh nắng, không khí sẽ giúp mát mẻ cũng như mang đến không ít lợi ích bất ngờ.

Do đó, để bé đi chân trần, tiếp xúc với ánh nắng, không khí sẽ giúp mát mẻ cũng như mang đến không ít lợi ích bất ngờ:
  • Có lợi cho việc tập đi: Khi bé bắt đầu tập đi, để chân trần tiếp xúc với mặt đất sẽ giúp bé không bị trơn trượt, cũng như giữ cân bằng, giúp bé đi nhanh hơn. Nếu trời quá lạnh mới cần cho bé đi tất.
  •  Có lợi cho sự phát triển của đôi chân: Giúp mu bàn chân, dây chằng và cơ phát triển khỏe mạnh, mắt cá chân thêm linh hoạt.
  • Giúp bé thông minh, khỏe mạnh hơn: Bé đi chân không trên đất sẽ giúp tuần hoàn máu và trao đổi chất tốt hơn, tăng cường hệ miễm dịch, kích thích các dây thần kinh ở chân, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan cảm giác và đại não.
2. Dựa vào thể trạng của bé quyết định việc đi tất

Việc đi tất của bé không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe như những gì người ta vẫn tưởng. Dù ở trong phòng điều hòa, nhưng nhiệt độ thích hợp, gió không thổi trực tiếp lên người bé thì đi chân trần cũng không sợ lạnh.

Nếu bé bị ốm, cảm cúm, sức khỏe không tốt thì mẹ nên cho bé đi tất. Tuy nhiên, cần chú ý chọn loại tất dài vừa phải, không bó sát quá để chân bé được thoải mái, tránh máu lưu thông khó khăn.

Ngoài ra, đối với bé mới sinh và sinh non, do khả năng điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể chưa hoàn thiện nên cần phải giữ ấm. Do đó, việc đi tất trở nên vô cùng cần thiết.

3. Dựa vào thói quen của gia đình quyết định việc đi tất của bé

Do bé còn nhỏ, việc mặc gì hay mặc như thế nào hầu hết đều do cha mẹ quyết định, tạo nên từng thói quen riêng. Nhiều phụ huynh cho bé mặc rất ít, nhưng cũng có phụ huynh cho bé rất nhiều quần áo… ngay cả khi thời tiết mát mẻ.

Điều này sẽ quyết định việc thích nghi với thời tiết của bé. Những bé cha mẹ cho mặc ít, không đi tất ngay từ lúc nhỏ, bất kể trời se lạnh sẽ có khả năng chống chịu thời tiết tốt hơn những bé luôn được bao bọc trong những lớp quần áo ấm áp.

Cũng như vậy, nếu ngay từ lúc mới sinh đến khi hơi lớn, bé vẫn đi tất khi ngủ, đi tất trong phòng điều hòa… thì không nên vội vàng thay đổi lập tức mà từ từ cho bé tập đi chân trần, nếu không bé sẽ khó thích nghi với môi trường và dễ sinh bệnh.

5. Trẻ đi chân trần học giỏi hơn trẻ mang giày

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Bournemouth (Anh) đã quan sát hàng chục nghìn trẻ em có thói quen cởi giày chạy chơi ngoài lớp học. Họ phát hiện các em có khả năng tham gia lớp học tích cực hơn, từ đó kết học tập cũng tốt hơn, theo The Telegraph.

Nghiên cứu tổng hợp số liệu khoảng 10 năm, theo dõi hàng chục nghìn trẻ ở hơn 100 trường tại 25 quốc gia. Đáng chú ý là có trẻ em tại một số nước Bắc Âu, New Zealand và Australia.
Nghiên cứu lâu nhất được tiến hành ở thủ đô London, Anh. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hành vi từ lúc các em còn nhỏ đến khi vào đại học.

Sau nghiên cứu, các nhà khoa học Anh đã kêu gọi các trường nên áp dụng chính sách không mang giày để học sinh tiểu học có thể đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi. Đặc biệt, vì không phải mang giày nên đã mang lại cho các em cảm giác ở lớp thoải mái như đang ở nhà.

Ngoài ra, khi đọc sách tại nhà, khoảng 95 % trẻ có thói quen ngồi dưới nền để đọc sách hơn là ngồi trên ghế. Mang chân đất và ngồi học dưới nền cũng giúp các trẻ dành thêm trung bình nửa giờ mỗi ngày để đọc sách và học, giáo sư Stephen Heppell, người dẫn đầu nghiên cứ tại Đại học Bournemouth tiết lộ
Xem thêm…

Những điều tuyệt đối không làm khi tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho con là một trải nghiệm thú vị với cả mẹ và bé, nhưng không hề dễ dàng. Mẹ tuyệt đối phải tránh những lỗi sau để đảm bảo an toàn cho bé.


Bé vừa sinh ra trên đời, cơ thể vô cùng mỏng manh yếu ớt hệt như chú sâu non vậy. Chính vì thế khi ôm trẻ mẹ cần đặc biệt cẩn thận và nhẹ nhàng.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh tưởng dễ mà thực ra rất khó, không phải ai cũng biết làm, làm không tốt còn dễ gây tổn thương cho trẻ nữa.

Có những việc sau đây, khi tắm cho trẻ tuyệt đối không được làm:

1. Làm ướt rốn
Trẻ vừa được đưa về từ bệnh viện không bao lâu, cuống rốn còn chưa khô. Thông thường mất từ 3-7 ngày, cuống rốn của trẻ mới khô. Đối với những trẻ có cuống rốn dày, thời gian để khô và rụng hẳn có thể lên tới 21 ngày.

Trước khi cuống rốn rụng, ba mẹ cần tắm rửa cho bé nhưng không được đụng vào phần cuống rốn vì dễ bị nhiễm trùng. Cần vệ sinh cho rốn bằng cách riêng với tăm bông và nước ấm. Tuyệt đối không để nước làm ướt rốn bé và mọi thao tác vệ sinh cần làm thật nhẹ nhàng.

Nên đặt chiếc khăn mỏng để bảo vệ phần bụng của bé, chia việc ắm và gội ra làm các giai đoạn. Việc tắm của bé có thể thực hiện bằng cách tắm nửa trên trước rồi mới tắm nửa dưới.

2. Cố móc, rửa chất bẩn ở rốn
Rốn trẻ có những chỗ lồi lõm không giống nhau, có những ba mẹ cứ cố gắng móc ra những vết bẩn có ở rốn bằng tay. Tuyệt đối không nên làm như vậy. Mẹ có thể vệ sinh rốn cho trẻ với cồn nồng độ thấp và phải nhớ rửa sạch tay trước khi vệ sinh rốn. Không tự ý giật núm rốn ra.

Nếu mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách, bé rất dễ bị nhiễm trùng.

Nếu rốn của bé không bẩn, không nhất thiết ngày nào cũng phải rửa, khi rửa cũng cần chú ý không được dùng lực mạnh.

3. Sử dụng móc ráy tai của người lớn cho trẻ
Khi bé tắm xong, có thể dùng tăm bông để vệ sinh tai cho bé, thấm nước. Tuyệt đối không được dùng móc ráy tai của người lớn. Tăm bông cũng có loại nhỏ cho bé sơ sinh, bạn cần tìm mua đúng loại đó nhé.

4. Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh
Ba mẹ không nên chà mạnh để cọ rửa bộ phận sinh dục của con. Đặc biệt là với bé gái, không được đưa sát tay vào trong để rửa, chỉ dùng nước thông thường, không dùng xà phòng và các loại dung dịch tẩy rửa.

Đối với bé trai cũng vậy nhé. Không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật của bé.

Khi tắm xong, lau khô nhẹ nhàng cho bé, có thể mát xa cho bé trong hoặc sau khi tắm để bé thấy thoải mái hơn.
Xem thêm…