Tap chi giai nhan

Chuyên mục :giao-duc

Tạp chí giai nhân - Chuyên trang tin tức phụ nữ gia đình, sức khỏe và đời sống, thời trang, làm đẹp. Chuyên mục giao-duc hiển thị tất cả những bài viết liên quan và cập nhật liên tục những bài viết hữu ích nhất tới những độc giả của Tapchigiainhan.net

Thầy trò nhảy chia tay trong lễ tốt nghiệp nên hay không.

Clip ghi lại cảnh các thầy cô giáo cùng học sinh tại Hải Dương cùng nhảy, hát hò ầm ĩ trên sân khấu hiện nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dân mạng.

Theo tôi được biết: "Đây là phút giây thư giãn cùng nhau của tập thể khóa 98 thpt kinh môn với thầy cô trước những sắp chia tay"

Mới đây, clip dài 8 phút quay màn biểu diễn náo nhiệt trong lễ tốt nghiệp tại Hải Dương nhanh chóng thu hút sự chú ý. Theo đó, thầy cô cùng học sinh lớp 12, trường THPT Kinh Môn đã nhảy hết mình tại buổi Tri ân và Trưởng thành năm học 2015-2016.

Clip thầy cô và học sinh cùng nhảy hỗn loạn: Trong lễ tốt nghiệp của học sinh lớp 12, thầy cô và học sinh của trường THPT Kinh Môn (Hải Dương) cùng nhảy hỗn loạn gây nhiều ý kiến trái chiều


Ngay sau khi đăng tải, đoạn video này nhận được hơn 456.000 lượt xem, 15.000 like (thích) và hàng nghìn chia sẻ, bình luận trái chiều, đồng thuận trên FB. Đa số ý kiến cho rằng, việc học sinh nhảy nhót như trong clip là thiếu nghiêm túc, có phần “hư hỏng”.

Một số ý kiến phản đối

Tài khoản Tiến Trịnh cho hay: “Giáo dục Việt Nam giờ có vấn đề mất rồi. Nghi thức đội bị biến tấu uốn éo, liên hoan cuối cấp thì toàn chơi nhạc EDM quẩy tung trời, còn gì gương mẫu với văn hóa?”.

“Không thể nào chấp nhận được thầy cô ngang hàng với học sinh. Trong môi trường giáo dục, nghe những bài nhạc như vậy đã không được rồi, giáo viên lại còn vào nhảy nữa”, nickname Hòa Lê viết.

Bên cạnh đó đa số ý kiến là đồng tình với cách làm trên, dưới đây là trích dẫn của các bạn

Thành viên Hoài Hằng chia sẻ: “Thầy cô và học trò, ngoài giờ lên lớp chuẩn mực, cũng phải có lúc thoải mái như những người bạn. Làm như vậy chỉ tạo không khí vui vẻ, không có gì sai cả”.

“Mình thấy họ thoải mái hát hò, nhảy nhót sau giờ học rất vui, không đáng bị phê phán. Họ có làm gì sai pháp luật đâu? Có ai cấm nghe nhạc, biểu diễn văn nghệ, ca hát ở trường đâu?”, Vũ Thái Dương cho hay.

Độc giả Phuchien Tienle chia sẻ

"Thấy đâu có gì gọi là quá đáng đâu, tốt nghiệp là một dịp vui thì thầy cô chung vui với học trò mình thấy chẳng có gì quá đáng, chừng nào đang giờ học mà như vậy thì mới đáng nói "

Độc giả Thầy phán :

" Hư thì đứa nào không hư. Cần gì phải che giấu. Theo tôi đó là 1 kỷ niệm để được nhớ mãi. "

Độc giả SalonVũ Hugo:

" Khi chia tay năm lớp 12 mọi người chưa hiểu được cảm giác buồn tẻ cỡ nào đâu, thầy trò được vui như thế là họ có được những kí ức đẹp, có được những kĩ niệm. Toi cảm thấy ghen tỵ đối với họ. Đừng nên quá khắc khe khi xã hội chúng ta quá nhiều mệt mõi vì đủ thứ chuyện rồi. Hãy mở lòng khi chuyện không quá đáng thì hãy vui và cảm nhận nó như nguời trong cuộc đi "

Độc giả Khánh Phạm:

'Tôi thấy không có gì đáng phê phán, giờ học sinh cầm tay thầy cô rồi kéo lên nhảy cùng thì từ chối nổi không? Mà các bạn đâu biết cô giáo mà các b thấy ngay là cô giáo năm nay về hưu, đây là khóa cuối cô chủ nhiệm. Đáng phải lên án sao? Đây gọi là khiêu vũ thôi, nhưng nhiều học sinh nhảy hơi quán bar chút mà đánh đồng tất cả được à?"

Độc giả khanh1988 cho ý kiến rất hay:


Năm 2007 tôi TN THPT, cũng chỉ một ngày hôm đó thôi, 10h mới giải tán, bảo vệ trường chạy khắp sân nếu không dính ngay bánh kem của tụi quỷ bọn tôi. Cũng chỉ ngày đó thôi, nuớc mắt rơi lã chã để rồi năm sau và những năm sau nữa tình cảm của những năm học cấp 3 cứ nhạt dần. Hãy nói thật đi. Sự thật là như vậy. Đừng sống giả tạo."

Độc giả Người từng trải:

Người ta làm gì thì kệ họ, có đụng chạm gì tới các cậu đâu. Trường hồi cấp hai tôi học giáo viên cũng như trên clip vậy đấy, hoà đồng vui vẻ với học sinh. Huống chi người ta sắp ra trường ăn mừng vui vẻ tí mà cũng có mấy thánh phán xía dô. Vãi cả miệng đời. Chúng ta hãy sống với chính mình đừng quan tâm đến dư luận.

Độc giả Phương:

"Thời học sinh là vui vẻ và đáng yêu nhất. Tại sao lại bắt lỗi và soi mói như vậy. Đây là buổi lễ tốt nghiệp và ctay của các e. Yheo mình thì cô trò vui vẻ thoải mái vậy là tất nhiên. Các thánh cứ ngồi đó phán bừa. Thử là mình xem có quậy banh trường không thì bảo"

Thầy trò nhảy chia tay trong lễ tốt nghiệp nên hay không.1
Màn nhảy gây náo loạn tại trường THPT Kinh Môn (Hải Dương). Ảnh cắt từ clip.

Chia sẻ với Zing.vn, Bùi Khánh - người đăng tải đoạn video này lên mạng xã hội - cho biết: "Đây là clip quay tiết mục cuối cùng trong buổi lễ trưởng thành vào ngày 24/5 vừa qua của trường THPT Kinh Môn, Hải Dương. Một nhóm học sinh lớp 12 cùng biểu diễn với các thầy cô.

Lúc đó, hầu như mọi người đã ra về, chỉ còn lại một số bạn ở lại quay clip và chụp ảnh. Tất cả quyết định cùng nhảy để tạo không khí sôi động trong ngày chia tay".

Nam sinh tâm sự, cậu không nghĩ đoạn video của mình gây chú ý trên mạng và bị chỉ trích nhiều đến vậy. Khánh khẳng định, ngôi trường cấp 3 cậu theo học có kỷ luật rất nghiêm. Hôm đó, do mọi người quá vui và cũng kết thúc chương trình nên mới cùng nhau nhảy và hát hò.


Xem thêm…

“Tiên học Lễ, hậu học Văn” có nên để trong nhà trường nữa không?

Nhà trường nên chú trọng dạy Lễ, nhưng trong buổi sinh hoạt dưới cờ ở vài tuần đầu tiên chứ không nên treo trên nóc trường như vòng kim cô ràng buộc học sinh.

Trông cậy gì ở tương lai khi người lớn “Tam bất” như thế?Lời chúc mới nhất tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam Chấn hưng Giáo dục: “Đạo đức” học đường, nhất định phải thay đổi!

LTS: Từ năm 1973, giáo sư Nguyễn Lân, trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, đã nêu lên: “Có nên vận dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?”.

Sau năm 1975, khẩu hiệu đó đã được kẻ ở hầu hết các trường phổ thông trong cả nước.

Ảnh hưởng của lễ giáo Nho học, khẩu hiệu trên mang ý nghĩa tốt đẹp của môi trường giáo dục.

Nó như một lời nhắc nhở mỗi học sinh và giáo viên khi đã bước chân vào ngành giáo dục thì điều đầu tiên phải học là học về lễ độ, về cách ứng xử.

Tuy nhiên, trong bài tham luận của mình, nhà Nghiên cứu phê bình Văn học Lại Nguyên Ân cho rằng: "Việc sử dụng lại khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm lấy từ nguồn thuần Việt” đã gây nên tranh luận xoay quanh vấn đề này.

Hôm nay, trong bài viết này, Ths Võ Thanh Vân (hiện đang công tác tại TP.Hồ Chí Minh) với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục và có nhiều trăn trở với định hướng giáo dục sẽ trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Có nên tồn tại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường hay không là một đề tài hấp dẫn và quan trọng, nó góp phần định hướng giáo dục nước nhà.

Đề tài này đang gây tranh luận, chưa có hồi kết. Là một nhà giáo lâu năm và có nhiều trăn trở với định hướng giáo dục, tôi xin được tham gia, trình bày quan điểm của mình.

1. Hai quan điểm trái chiều hiện nay:

Thứ nhất: Cần duy trì khẩu hiệu này trong nhà trường:

Những người theo quan điểm này hiểu và lập luận tương tự hai tác giả Huỳnh Minh Đức và NGƯT-TS Phạm Văn Khanh, như sau:

Tác giả Huỳnh Minh Đức cho rằng: “Học Lễ” thuộc về dục, tức là học cái gốc để làm người, phân biệt hẳn với giáo, là cái học làm nghề. . . .

Phải dục cái Lễ trước vì nó là cái gốc; “Lễ chính là GIỮ KHOẢNG CÁCH LUÂN LÝ”; Lễ nhắc nhở và dạy chúng ta tiếp xúc như thế nào cho tròn bổn phận của mỗi một nhân đạo, của mỗi một cặp nhân luận và kết luận:

Câu “Tiên học Lễ” phải treo trong trường học chính là kêu gọi người thầy nên chú trọng việc dạy cho trẻ con biết rằng cái học làm người là quan trọng hơn, là cái gốc của cái học làm nghề”.



Còn NGƯT-TS Phạm Văn Khanh dẫn từ điển Hán Việt, định nghĩa: “Lễ là cái khuôn mẫu đã được định ra thành phép tắc từ quan, hôn, tang, tế, đi đứng, nói năng, ứng xử...”

Nhưng sau đó nâng cao quan điểm: “Hiểu rộng hơn thì "Tiên học lễ, hậu học văn" là: Trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo đức làm người, sau đó học văn tự, chữ nghĩa của thánh hiền hoặc hiểu gọn hơn: Học làm người trước, học tri thức sau”.

Và kết luận: “Từ "Tiên học lễ - hậu học văn" đến "Dạy chữ, dạy người, dạy nghề" và "Học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để sống chung" là một quá trình biến đổi, tiến hóa và hiện đại hóa một quan niệm căn bản về giáo dục ở nước ta.

Trong suốt tiến trình đó, lịch sử đã chỉ ra rằng kiến thức, kỹ năng và tính chuyên nghiệp ngày càng quan trọng nhưng vấn đề cốt lõi, tinh hoa của giáo dục nước ta vẫn là dạy người, học làm người”.

Một số tác giả khác cho rằng: “Lễ là văn minh, văn hóa, kỉ cương phép cư xử trong gia đình và xã hội, là những nền tảng luân lí, nền tảng tổ chức gia đình, xã hội, quốc gia, là sự phân định tôn ti trật tự với những khuôn phép được công nhận và thực thi”.


- Ứng xử lịch sự, có văn hóa là điều ai cũng cần phải học và luôn phải rèn luyện hàng ngày mới có được. Điều này, càng trở nên quan trọng hơn với thầy cô giáo.


Hoặc mở rộng phạm vi của Lễ sang thế giới động vật, môi trường . . . để kết luận về sự cần thiết của khẩu hiệu "Tiên học Lễ- hậu học văn" trong trường học

Thứ hai: Không nên duy trì khẩu hiệu này trong nhà trường

Các tác giả theo quan điểm này chủ yếu cho rằng khái niệm “Lễ” không được xác định một cách chính thống, mỗi người tự hiểu theo kiểu của mình.

Đồng thời, đó là châm ngôn của một nền giáo dục lạc hậu, không còn thích hợp với giáo dục hiện đại.

Để minh chứng, tôi xin trích dẫn câu của dịch giả Phạm Anh Tuấn, người dịch cuốn Democracy and Education (Dân chủ và giáo dục) của John Dewey, trả lời phỏng vấn của Thời báo kinh tế Sài Gòn rằng:

“Trẻ em học trong lúc chúng tự thực hành và trong lúc chúng được tự mình sống cuộc sống thực đang diễn ra ngay hôm nay. Hãy bỏ hai khẩu hiệu. Khẩu hiệu thứ nhất là: “Tiên học lễ hậu học văn”. Khẩu hiệu thứ hai là: “Học để làm người””.

Hoặc, như tác giả Nguyễn Ngọc Lanh trong bài “Xin thôi học “lễ””:

“Chúng ta chưa rõ “lễ” là gì, mà cứ hô hào học nó trước, thì đành để mỗi người tự suy ra – dù có cơ sở hay không?

Nếu (giả sử) nội dung “lễ” đã được xác định rất cụ thể với sự đồng thuận cao thì vẫn có hai điều chắc chắn:

1) Nó sẽ quá xa khái niệm gốc do đức Khổng Tử đề ra, khiến mọi người thắc mắc: Hà cớ gì phải mượn chữ “lễ” của thánh nhân để gọi một khái niệm hoàn toàn mới mẻ;

2) Chắc chắn Bộ Giáo dục chẳng dại gì mà đưa vào chương trình phổ thông để dạy cho kỳ được mục tiêu “lễ”. Thế thì tại sao cứ “tiên học lễ” lấy được?”

-Trách nhiệm giáo dục thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? có nhiều người đổ lỗi cho đó là bị tác động bởi "mặt trái của kinh tế thị trường".

Nhiều lý do khiến cần bỏ “tiên học lễ” như đã đề cập ở trên nhưng lý do bao trùm và cơ bản là nó thể hiện một triết lý giáo dục quá cũ kỹ, lạc hậu.

Cần minh định rằng, bản thân “tiên học lễ” không có lỗi gì nhưng nó không còn vai trò tích cực như dưới thời phong kiến và văn minh nông nghiệp nữa.
Xem thêm…