Tap chi giai nhan

Chuyên mục :benh-thuong-gap

Tạp chí giai nhân - Chuyên trang tin tức phụ nữ gia đình, sức khỏe và đời sống, thời trang, làm đẹp. Chuyên mục benh-thuong-gap hiển thị tất cả những bài viết liên quan và cập nhật liên tục những bài viết hữu ích nhất tới những độc giả của Tapchigiainhan.net

Bạn không nên tắm trong những trường hợp sau tránh gây hại cho cơ thể

Nếu không cẩn thận khi tắm, sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm…

Đau Dạ Dày Nên Và Không Nên Làm Gì?

Người bị bệnh đau dạ dày cần đặc biệt chú ý trong ăn uống và vận động. Vì vậy, nếu bạn không may bị đau dạ dày, hãy tuân thủ những điều được các chuyên gia bệnh học đưa ra dưới đây.

Khi bị đau dạ dày nên làm:


Massage bụng trước khi ngủ

Massage bụng có tác dụng duy trì trạng thái ổn định của dạ dày, đồng thời kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn. Nhờ đó, mức độ đau dạ dày cũng giảm đi đáng kể. Nếu bị đau dạ dày, buổi tối, trước khi ngủ, bạn nên xoa tay quanh rốn ngược chiều kim đồng hồ, sau đó xoa xuống bụng dưới. Làm liên tục như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Ăn thức ăn mềm và ăn với lượng nhỏ

Khi bị đau dạ dày, nếu ăn các thức ăn cứng sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, nhiều để nghiền nát thức ăn, do đó, triệu chứng đau dạ dày càng tăng. Thức ăn mềm sẽ giúp giảm thiểu điều này vì dạ dày sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá no. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

Uống nước ấm

Người bị bệnh dạ dày nên uống nước ấm ở nhiệt độ 30-32 độ C. Nước ấm có tác dụng ổn định mạch máu, tăng khả năng phòng vệ cho dạ dày và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt. Ngoài ra, uống nước ấm còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
Khi bị đau dạ dày cần tránh những điều sau


Không ăn uống thực phẩm lạnh

Những người bị bệnh tiêu hóa thường có chức năng tiêu hóa kém, vì thế, việc ăn uống cần hết sức chú ý. Những thực phẩm lạnh dễ kích thích đường tiêu hóa làm cho người bị đau dạ dày càng cảm thấy khó chịu hơn. Ăn đồ ăn lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.

Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Không ăn thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay

Những thực phẩm nhiều gia vị thường rất khó tiêu và dễ gây đầy bụng. Nếu tiêu thụ chúng nhiều sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày tăng lên, thậm chí kèm theo nguy cơ tiêu chảy… Thức ăn cay có thể gây kích ứng dạ dày, làm rối loạn tiêu hóa trong khi dạ dày của bạn đang gặp trục trặc. Do đó, nó có thể làm cho bệnh đau dạ dày của bạn càng tăng.

Tránh các thực phẩm chứa cồn, chất kích thích


Khi bị đau dạ dày bạn nên tránh xa các chất kích thích.

Chất cồn, caffeine có thể làm cho lượng axit dạ dày tăng lên nhanh chóng, từ đó tăng kích thích lên dạ dày và làm cho cơn đau dạ dày nặng hơn. Đặc biệt, rượu còn có thế gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày gây loét hoặc chảy máu dạ dày. Vì vậy, nếu bạn đang bị đau hoặc loét dạ dày, hãy tránh xa các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà…

Không ăn thức ăn có tính axit

Những thực phẩm có tính axit cao có thể gây kích thích dạ dày của bạn. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa mà còn khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương.

Các thực phẩm như cam, chanh… hoặc thực phẩm có vị chua thường có hàm lượng axit khá cao nên nếu bạn đang bị đau dạ dày thì hãy tránh xa. Nếu tiêu thụ những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ chuyển sang loét dạ dày hoặc khiến cho bệnh dạ dày trầm trọng hơn.

Theo Benhhoc.edu.vn
Xem thêm…

Trời nắng nóng, không chủ quan với bệnh viêm não

Thời tiết nắng nóng khiến những đối tượng có sức đề kháng yếu và nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết như trẻ em và người già rất dễ đổ bệnh.

Tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội những ngày vừa qua, lượng bệnh nhi đến khám, điều trị các bệnh lý liên quan đến thời tiết tăng mạnh. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương ước tính trong ngày nắng nóng, lượng bệnh nhân tới Khoa Khám bệnh lên tới gần 3.500 trường hợp. Còn tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, số bệnh nhi nhập viện mấy ngày nay tăng 10-15%.

Các bệnh thường gặp nhất ở trẻ do thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa... Bên cạnh những bệnh lý thông thường do thời tiết thì mùa hè, bệnh nhân mắc viêm não, viêm màng não cũng gia tăng.

Khoa Nhi tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn từ đầu hè đến nay đã tiếp nhận một số trường hợp viêm não vào điều trị. Tương tự, Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 1 ca tử vong do viêm não. Bệnh nhi này khi nhập viện có biểu hiện ho, sốt, được bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán và cho điều trị viêm phế quản. Đến khi gia đình đưa bé lên tuyến trên thì mới được chẩn đoán chính xác là mắc viêm não nhưng bệnh đã tiến triển nặng và sau đó bé đã không qua khỏi.


Nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ rằng con sốt thông thường nên không đưa đi bệnh viện.

Tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, hiện mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 7-8 trẻ đến khám được chẩn đoán mắc viêm màng não. Số mắc này nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đa số trẻ mắc viêm màng não do virus, với các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, nôn, đau đầu; trẻ lớn có thể bị cứng cổ, đau gáy, nặng hơn có thể li bì, hôn mê...

Vấn đề đặt ra ở đây là, trong những ngày nắng nóng gay gắt này, trẻ rất dễ đổ bệnh, trong đó có bệnh viêm màng não, song vì chủ quan, nhiều phụ huynh cho con điều trị tại nhà. Kinh nghiệm cho thấy, thường sau mỗi đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, lượng bệnh nhi nhập viện sẽ tăng đột biến.

Chính vì thế, theo khuyến cáo của các bác sĩ, các bệnh trong đó có viêm não, màng não là một bệnh nguy hiểm với trẻ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém. Đáng lo ngại là những triệu chứng của bệnh này như đau đầu, buồn nôn, sốt cao rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus khác, do đó việc theo dõi trẻ là rất quan trọng.

Cũng theo khuyến cáo của các bác sĩ, bệnh viêm não đang vào mùa cao điểm nên cha mẹ cần nâng cao cảnh giác khi thấy con có biểu hiện sốt, nôn, đau đầu, đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra để xác định bệnh nhi có bị viêm não, màng não hay không và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng, tử vong.

Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng không nên cho trẻ ra ngoài trời quá nhiều, hướng dẫn trẻ chơi trong bóng râm, uống nhiều nước, ăn đồ ăn mát và đảm bảo vệ sinh. Nếu đưa trẻ đi bơi, tắm biển, phải tránh tắm vào thời gian từ 10-16h vì rất dễ say nắng. Khi trẻ bị say nắng, phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Theo Lê Hoa/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Xem thêm…

Đỗ đen giảm đau tim, đột quỵ, ngăn ngừa ung thư

Giàu chất xơ, protein và nhiều loại dưỡng chất có lợi, đỗ đen có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, giải độc và ngăn ngừa ung thư.
Xem thêm…

Mẩn Ngứa, nổi mề đay có nguy hiểm không?

Các chuyên gia bệnh học cho biết bệnh mề đay có thể dẫn đến những biến chứng ở đường hô hấp như: phù thanh quản, suy hô hấp, khó thở… Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng rất ngứa, thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết, thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác.

Theo thống kê, cứ 100 người thì có từ 15-20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và tập trung độ tuổi từ 20-40.


Những nguyên nhân gây bệnh mề đay

Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị “đổ thừa” nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, pho mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi.

Các chất phụ gia: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mề đay. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.

Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi mề đay. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.

Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi – họng.

Bên cạnh đó, các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng cũng thường là nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính. Ngoài ra, còn có các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi mề đay.

Các chuyên gia bệnh học cho biết bệnh mề đay có 3 dạng là mề đay thông thường, mề đay cấp tính, mề đay mãn tính.

1. Mề đay thông thường: Khi cơ thể tiếp xúc với một vài yếu tố vật lý như nước lạnh, thay đổi nhiệt độ, cơ thể hay ra mồ hồi, áp lực, ánh nắng mặt trời hoặc nước… cơ thể phản ứng nổi mề đay.

2. Mề đay cấp tính: Khi sử dụng thuốc, nhiễm trùng, côn trùng cắn, hay dị ứng thực phẩm… có thể dễ xuất hiện mề đay. Sau khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ, hoặc vài ngày thì bệnh sẽ khỏi, đây là biểu hiện của mề đay cấp tính. Mề đay cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm dễ chuyển sang mãn tính, khi đó trị dứt điểm sẽ khó, và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

3. Mề đay mãn tính: Thời gian nổi mề đay mãn tính thường hàng ngày và kéo dài hơn sáu tuần, đôi khi là hàng năm. Nổi mề đay mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm cản trở công việc, nghỉ ngơi…

Đa số mọi người khi bị mề đay, uống thuốc thấy hết ngứa tưởng rằng bệnh đã khỏi, dẫn đến tâm lý chủ quan, không chú trọng đến chữa trị dứt điểm. Sau khi uống thuốc các nốt mẩn ngứa chỉ tạm thời biến mất, nếu xuất hiện trở lại, bệnh sẽ càng nặng hơn, dần dần trở thành mề đay mãn tính.

Bệnh mề đay có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như: phù thanh quản, suy hô hấp, khó thở…Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Các biến chứng ở tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, táo bón, đi ngoài, trường hợp mề đay nổi trong ruột có thể dẫn đến phù mạch rất nguy hiểm. Do đó tuyệt nhiên không thể xem thường mà nên tìm cách điều trị dứt điểm bệnh mề đay.

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh mề đay


– Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh

– Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).

– Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lụa chọn những loại mỹ phẩn thích hợp với loại da của mình.

– Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.

– Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.

– Sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Theo benhhoc.edu.vn
Xem thêm…