Tap chi giai nhan

Chuyên mục :cham-soc-be

Tạp chí giai nhân - Chuyên trang tin tức phụ nữ gia đình, sức khỏe và đời sống, thời trang, làm đẹp. Chuyên mục cham-soc-be hiển thị tất cả những bài viết liên quan và cập nhật liên tục những bài viết hữu ích nhất tới những độc giả của Tapchigiainhan.net

Những lưu ý để bảo vệ thai nhi mùa nắng nóng

Nhiệt độ cao có thể dẫn đến tử cung co bóp nhiều hơn, dễ dẫn đến sinh non. Vì thế các bà bầu mang thai mùa hè cần đặc biệt chú ý.

Trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể quá cao có thể gây mất nước trầm trọng, khiến lượng máu lưu thông đến tử cung giảm mạnh và kích thích tuyến yên tiết hoóc-môn gây ra co bóp tử cung, dễ dẫn đến sinh non. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là thai nhi trong bụng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn mùa nắng nóng, bà bầu nhất định phải ghi nhớ những lưu ý sau đây:

1. Tránh mất nước

Khi mang thai, thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn bình thường và lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn. Khi bị mất nước (do chậm bổ sung nước, mồ hôi ra nhiều,...) sẽ khiến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, huyết áp tụt, kiệt sức,... xảy ra, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, mẹ bầu phải nhớ uống nước thường xuyên, tránh ở quá lâu trong môi trường nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều và làm nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước, gây nguy hại đến thai nhi. (Ảnh minh họa)

2. Phòng cảm nắng

Cảm nắng gây ra những hậu quả khôn lường cho cả mẹ và thai nhi, nhẹ thì đau đầu, hoa mắt, nặng có thể dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ, sảy thai. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không đi quá lâu dưới trời nắng nóng, nhất là khi nhiệt độ đang lên cao như vào lúc giữa trưa. Quan trọng hơn, cần phải tránh nắng thật cẩn thận bằng cách đội mũ rộng vành, mặc áo và bôi kem chống nắng, đi giày kín chân, quần áo rộng rãi thấm hút mồ hôi tốt. 

Nếu phải đi đường xa, nên mang theo nước uống và dừng lại nghỉ ngơi trong bóng mát bất cứ khi nào thấy mệt rồi mới đi tiếp. Quan trọng hơn, khi ở ngoài nắng về tuyệt đối không vào phòng lạnh ngay để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ dẫn đến bị cảm hay đột quỵ. Mẹ cũng không nên uống ngay nước quá lạnh, nước dừa mà nên uống nước lọc ở nhiệt độ vừa phải.

3. "Bảo vệ" huyết áp

Khi nhiệt độ môi trường quá cao, nhất là dưới nắng nóng sẽ khiến cơ thể bà bầu rệu rã, mệt mỏi, toát mồ hôi, mất nước và choáng váng vì tụt huyết áp. Ngay lúc nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ cần ngay lập tức tìm nơi thoáng mát để nghỉ ngơi, có thể uống nước chè pha đường hoặc trà gừng để tăng huyết áp và nghỉ ngơi cho đến khi lấy lại sức. Tuyệt đối không cố gắng đi tiếp kẻo có thể ngất xỉu và gây nguy hiểm đến thai nhi.

4. Tránh sốc nhiệt

Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến lỗ chân lông giãn nở thất thường, ảnh hưởng đến sự thoát nhiệt của cơ thể và khiến bà bầu dễ nhiễm cảm, có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ. Vì thế, tuyệt đối không ngay lập tức bước từ phòng mát ra ngoài trời, hoặc ngược lại. Nhất là khi đi ngoài đường nắng nóng về, mẹ không nên vào phòng điều hòa ngay mà nên lau khô mồ hôi, nghỉ ngơi dưới quạt gió cho cơ thể ổn định. Ngoài ra, nhiệt độ phòng cũng không nên để chênh lệch quá nhiều để giảm thiểu trạng thái sốc nhiệt, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.
Hạn chế sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. (Ảnh minh họa)
5. Hạn chế uống nước lạnh

Trời nắng nóng nên nước lạnh, kem, chè, trái cây ướp lạnh,... là món ưa thích của mọi người. Tuy nhiên, bà bầu không nên dùng đồ lạnh quá nhiều vì rất dễ bị viêm họng. Với người bình thường thì không đáng lo ngại lắm, nhưng bà bầu sức đề kháng rất kém, từ viêm họng có thể gây ra cảm cúm, ho,... và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

6. Lưu ý những dấu hiệu bất thường

Nhiệt độ cao gây mất nước và giảm lượng máu truyền đến tử cung, từ đó kích thích tuyến yên tiết hormone gây co bóp tử cung. Vì thế, nếu thấy mệt mỏi quá sức, buồn nôn, đau bụng/xuất hiện cơn gò tử cung, ra máu,... thì mẹ cần lập tức tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, phòng trường hợp sinh sớm/sảy thai không mong muốn.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho thai nhi suốt mùa nắng nóng, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
- Hạn chế ra ngoài khi trời nắng, nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy bảo vệ bằng mũ, áo, kính và mặc quần dài; nhớ mang theo nước để bổ sung kịp thời khi khát, tránh mất nước.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu co giãn thấm mồ hôi tốt.
- Bổ sung các thực phẩm giải nhiệt cho bà bầu. Không ăn nhiều thức ăn mang tính nóng như nhãn, vải, đồ ngọt, nước mía,... Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các hoạt động mạnh gây mất nhiều sức lực, mồ hôi. Không tắm ngay khi cơ thể còn mệt mỏi, chưa khô mồ hôi.
Trên đây là những lưu ý giúp bà bầu bảo vệ an toàn cho thai nhi mùa nắng nóng, mẹ nhớ lưu ý nhé! Chúc các mẹ bầu vượt qua một mùa hè thật khỏe mạnh!
Theo Nguyệt Nga/ emdep
Xem thêm…

6 mẹo nhỏ giúp nuôi con thông minh từ thuở sơ sinh

Để bé yêu thông minh, lanh lợi từ nhỏ, bố mẹ đừng quên những hoạt động rất bổ ích này cho con.

Nuôi con thông minh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bố mẹ chú ý tăng cường những hoạt động sau vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ:

Giao tiếp bằng mắt với bé

Trẻ sơ sinh chưa thể trò chuyện được nhưng bố mẹ đừng quên tận dụng những giây phút ở bên con, nhìn thẳng vào mắt con một cách âu yếm. Trẻ sơ sinh học cách nhận biết các khuôn mặt từ rất sớm và khuôn mặt của bố mẹ là quan trọng nhất. Mỗi lần trẻ nhìn vào bố mẹ, đó là một lần trẻ xây dựng trí nhớ trong não bộ.

Cho con chơi trước gương

Cho con chơi với gương từ nhỏ mang lại những lợi ích bất ngờ. Bố mẹ hãy bế trẻ đến gần gương để con nhìn thấy chính mình trong gương. Đầu tiên, có thể trẻ sẽ tưởng đó là một em bé dễ thương nào khác nhưng trẻ sẽ thích thú khi phát hiện ra “em bé” này vẫy tay và cười lại với bé khi bé vẫy tay và cười vào gương. Điều này giúp cho tư duy não bộ của bé được kích thích và phát triển.

Trẻ sơ sinh chưa thể trò chuyện được nhưng bố mẹ đừng quên tận dụng những giây phút ở bên con, nhìn thẳng vào mắt con một cách âu yếm. (Ảnh minh họa)

Kể và thông báo cho bé nghe về những hoạt động sắp làm

Mỗi khi chuẩn bị làm hành động gì đó khi ở bên bé, mẹ hãy thông báo cho bé trước. Chẳng hạn như trước khi tắt công tắc đèn, mẹ hãy nói: "Nào, bây giờ mẹ tắt đèn nhé.", sau đó đèn vụt tắt, bé sẽ học được cách nhận thức về nguyên nhân và kết quả.

Đưa bé đi dạo

Bố mẹ có thể đưa con ra ngoài trời, hít thở không khí trong lành và kể cho con nghe về những sự vật trước mắt con, gợi chuyện để bé lắng nghe, chẳng hạn như "Con có nghe thấy tiếng gì không?", "Ôi, cái cây kia nở hoa đẹp quá!" để bé vừa có cơ hội tiếp xúc với không khí trong lành, vừa phát triển khả năng ngôn ngữ.

Làm mặt hề

Hãy sử dụng chính khuôn mặt của bố mẹ để tạo ra những biểu cảm hài hước, ngộ nghĩnh cùng những âm thanh khác lạ, giúp bé cười vui, vừa thư giãn, sảng khoái, lại kích thích não bộ phát triển.

Cho bé tiếp xúc với âm nhạc

Bố mẹ có thể hát cho bé nghe những bài hát ru, bài đồng dao,... hoặc cho bé nghe những bản nhạc vui tươi, hợp lứa tuổi. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn, đặc biệt là tăng cường khả năng học toán.
Theo Eva
Xem thêm…

10 mẹo nhỏ dỗ bé ngủ ngon trong tích tắc

Tránh nhìn thẳng vào mắt bé, cho bé đi tắm trước khi đi ngủ,... sẽ giúp bé yêu mau chóng ngủ ngoan như chú cún con.

1. Tránh nhìn thẳng vào mắt

Giao tiếp bằng mắt là một trong những cách kích thích trẻ nhỏ hiệu quả nhất. Bởi vậy, khi ru ngủ trẻ nhỏ, sự kích thích này nên được hạn chế bằng cách tránh nhìn thẳng vào mắt bé.

2. Tắm trước khi ngủ

Nước ấm cùng với khăn tắm mềm mai có thể mang lại cảm giác thư giãn cho bất kì ai. Từ bỏ các loại đồ chơi, hành động nhẹ nhàng và nói nhỏ nhẹ sẽ cho con thời gian thoải mái nhất lúc tắm.

3. Ngủ cùng con

Dù bạn ủng hộ hay phản đối việc này thì nghiên cứu cũng khẳng định rằng các bé ngủ cùng với bố mẹ phát triển giàu lòng tự trọng hơn và ít sợ hãi hơn. Tuy nhiên, để an toàn, mẹ chỉ nên đặt nôi của con gần giường ngủ của mình thay vì ngủ cùng giường với bé.

4. Ăn đêm

Trẻ thường hay thức giấc lúc nửa đêm và quấy khóc đòi ăn. Đừng chờ đến lúc bé tỉnh dậy, mẹ hãy cho con ăn trước hoặc trong lúc ru ngủ để tránh giấc ngủ bị gián đoạn.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. (ảnh minh họa)

5. Giữ nôi thoáng mát

Loại bỏ thú nhồi bông và chăn gối trong nôi của bé là nguyên tắc cơ bản mà mẹ nên biết. Quá nhiều đồ trong chiếc nôi nhỏ bé sẽ gây nguy hiểm cho con khi tăng nguy cơ gây ngạt thở ở trẻ. Một chiếc nệm trải là đủ cho con, còn để giữ ấm thì túi ngủ sẽ được khuyến khích hơn là chăn mền.

6. Đặt tay lên bé

Khi đặt con vào nôi ngủ, mẹ nên vỗ nhẹ vào bụng, cánh tay, hoặc xoa đầu nhẹ nhàng để xoa dịu trẻ nhỏ. Chỉ bằng việc này, bé có thể cảm nhận mẹ ở bên và thấy yên tâm hơn khi ngủ.

7. Quy định giờ giấc

Thiết lập thời gian đi ngủ cho bé là điều cần thiết. Nhiều chuyên gia tin rằng khoảng thời gian từ 6h30 – 7h là thời gian hợp lý để cho con ngủ, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.

8. Tắt điện

Mẹ có thể dùng màn tối màu, màn chắn hoặc đèn ngủ khi ru con ban ngày và khi đánh thức con, mẹ chỉ cần kéo rèm để ánh sáng lọt vào. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để bé phân biệt giờ đi ngủ và thức dậy.

9. Massage

Đối với trẻ, 15 phút massage trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngủ sâu giấc hơn cả được ru ngủ bằng những câu chuyện.

10. Tạo hương thơm

Một số bé dễ ngủ hơn khi ngửi thấy mùi hoa oải hương gần nôi của chúng. Tinh dầu hoa oải hương và một số loại chiết xuất khác có tác dụng rất tốt trong việc giúp thư giãn và giảm căng thẳng. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng nước hoa khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi. Đối với trẻ sơ sinh hoặc có da nhạy cảm, mẹ nên tránh các mùi hương, kể cả mùi xà phòng khi giặt giũ để giảm sự khó chịu.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, chúc mẹ áp dụng thành công những mẹo này để cho con giấc ngủ ngon nhất.

Theo Eva
Xem thêm…

Vô tình hại bé khi kết hợp sữa không đúng với thực phẩm khác

Cũng như những thực phẩm khác, đều có sự kiêng kị lẫn nhau, và sữa cũng thế, khi kết hợp với 1 loại khác sẽ gây tác dụng phụ không ngờ tới.


Sô cô la

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến các loại sữa có vị sô cô la. Nên nếu nói sữa và sô cô la kết hợp cùng sẽ không tốt cho trẻ thì nghe có vẻ không đúng lắm.

Nhưng thực tế là sữa rất giàu protein và canxi trong khi sô cô la lại chứa nhiều axit oxalic. Ăn hai thực phẩm này cùng một lúc sẽ dẫn đến hiện tượng hình thành canxi oxalate không bão hòa trong cơ thể, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ canxi của bé.

Sữa nóng và đường

Mẹ không nên bỏ đường vào món sữa cho trẻ khi sữa vẫn còn đang nóng mà hãy đợi cho đến khi sữa nguội hẳn. Bởi vì sữa chứa lysine sẽ phản ứng với đường fructose trong điều kiện nhiệt độ cao, tạo thành chất độc hại cho cơ thể người.

Thuốc

Nhiều bố mẹ muốn dỗ con uống thuốc dễ dàng hơn nên đã cho con uống thuốc cùng sữa. Tuy nhiên, sữa ảnh hưởng rất tiêu cực tới khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Sữa rất dễ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt của thuốc.

Nguyên nhân là bởi canxi, magie cùng nhiều khoáng chất khác trong sữa tạo phản ứng hóa học với các chất trong thuốc, tạo thành chất không bão hòa trong nước. Bố mẹ không nên cho trẻ uống sữa khoảng 1 giờ đồng hồ trước hoặc sau khi uống thuốc.

Cam

Nếu mẹ cho bé ăn cam ngay trước hoặc sau khi uống sữa sẽ làm hại tới sức khỏe bé. Bởi chất protein trong sữa có thể phản ứng với axit trong cam. Kết quả của phản ứng này là hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng và bé không hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong sữa. Ngoài cam thì tất cả các loại trái cây có chứa yếu tố axit cũng đều không nên kết hợp cùng sữa, chẳng hạn như chanh, quất,…

Vì thế, bố mẹ nên lưu ý nhé, chỉ nên cho trẻ ăn cam trước hoặc sau khi uống thuốc ít nhất 1h đồng hồ.

Đường

Sữa có chứa lysine, sẽ phản ứng với fructose trong điều kiện nóng tạo ra độc tố fructose lysine gây hại cho cơ thể. Vì vậy, chỉ thêm đường vào sữa sau khi sữa đã được làm lạnh.

Cháo

Đừng tưởng rằng cho sữa vào cháo là có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực ra, cách làm này không khoa học bởi sữa có chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu là tinh bột, trong đó chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A.

Uống sữa ăn trứng


Các chuyên gia chỉ ra uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp nhiều chất đạm chứ không đủ năng lượng. Thực tế qua một đêm ngủ dài năng lượng đã bị tiêu hao hết, vì vậy cơ thể cần một bữa sáng nhiều năng lượng. Khảo sát cho thấy hiện nay có hơn 9% trẻ em chỉ uống sữa và ăn trứng vào buổi sáng, như thế sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng.

Cho rằng uống sữa càng đặc càng tốt

Có người cho rằng sữa bò càng đặc dinh dưỡng càng cao. Đây là quan niệm không khoa học. Sữa quá đặc có nhiều bột sữa và ít nước nên nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn, thậm chí xuất huyết đường ruột cấp tính do các cơ quan nội tạng của bé còn non yếu, không chịu được gánh nặng này.

Hãy đọc và chăm sóc bé thật tốt nhé.
Xem thêm…

Mẹo nhỏ giúp trẻ đi tiêm phòng về không sốt

Trước ngày bé đi tiêm, các mẹ ăn khoảng chục ngọn rau tía tô rồi cho con bú càng nhiều càng tốt.

Lá tía tô giúp trẻ không bị sốt khi tiêm phòng. Ảnh: Thuốc nam

Bé sốt và sưng đau tại chỗ sau khi tiêm phòng là mối quan tâm lo lắng của nhiều bà mẹ. Sau khi tiêm văcxin phòng bệnh, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt, tại chỗ tiêm sưng, đỏ, cứng và đau. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, các phản ứng thường là nhẹ và sẽ hết 1 -3 ngày sau tiêm. Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ sốt miên man, kéo dài rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, tía tô là một vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm phong hàn, làm ra mồ hôi, hạ sốt và giải độc rất tốt. Trước hôm đi tiêm, các mẹ nên mua rau tía tô về rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn rồi cho con bú càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong mẹ cũng cần cho con bú nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt. Bé dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

Ngoài ra, sau khi bé tiêm ngừa, các mẹ lấy bông y tế day vào chỗ tiêm cho khô sau đó chườm lạnh bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh. Cách khác là dán một miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc. Không khuyến khích sử dụng chanh hay khoai tây thái lát mỏng đắp lên nơi tiêm vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm. 

Lương y Hải cho biết thêm, ngoài cách trên các mẹ có thể cho con uống thêm sắn dây hay uống nước đỗ đen cũng ngăn ngừa và làm giảm cơn sốt.
Theo VnE
Xem thêm…